[FILE WORD] ĐÁP ÁN ĐỀ THI VÀO LỚP 10 MÔN TOÁN BÌNH DƯƠNG 2021



Đề Toán tuyển sinh lớp 10 năm 2021 Bình Dương - Kỳ thi vào lớp 10 năm 2021 tỉnh Bình Dương chính thức được tổ chức. Trong bài viết này AIOMT Premium xin chia sẻ đáp án môn toán thi tuyển sinh lớp 10 năm 2021 Bình Dương, mời các bạn chú ý theo dõi.


Trích dẫn đề thi vào lớp 10 môn Toán Bình Dương 2021
Bài 3. (2,0 điểm)
Cho Parabol $(P)\colon y={x^2}$ và đường thẳng ${(\mathrm{d})\colon \mathrm{y}=5 \mathrm{x}+6}$
1) Vẽ đồ thị $(P)$.
2) Tìm tọa độ các giao điểm của $(P)$ và $(d)$ bằng phép tính.
3) Viết phương trình đường thẳng $(d')$ biết $(d')$ song song $(d)$ và $(d')$ cắt $(P)$ tại hai điểm phân biệt có hoành đô lần lượt là ${x_1, x_2}$ sao cho ${x_1. x_2=24}$.
Bài 4. (1,5 điểm) Một khu vườn hình chữ nhật có chiều dài gấp $3$ lần chiều rộng. Người ta làm một lối đi xung quanh vườn (thuộc đất trong vườn) rộng $1{,}5\text{m}$. Tính kích thước của vườn, biết rằng đất còn lại trong vườn đề trồng trọt là ${4329 \mathrm{~m}^2}$.

HƯỚNG DẪN GIẢI

Bài 1.

1) $A=\sqrt {75}-5 \sqrt (1-\sqrt {3})^2$

Ta có :

$A=\sqrt {75}-5\sqrt {(1-\sqrt {3})^2}$

   $=\sqrt {25\cdot 3}-5|1-\sqrt {3}|$

   $=5\sqrt {3}-5(\sqrt {3}-1)$ (do $1-\sqrt {3}<0$)

   $=5\sqrt {3}-5\sqrt {3}+5$

   $=5$

Vậy ${{A=5}}$.

2) ${{B=\dfrac{\sqrt {10}-\sqrt {6}}{\sqrt {5}-\sqrt {3}}-\dfrac{1}{\sqrt {2}+1}}}$

Ta có:

$B=\dfrac{\sqrt {10}-\sqrt {6}}{\sqrt {5}-\sqrt {3}}-\dfrac{1}{\sqrt {2}+1}$

   $=\dfrac{\sqrt {2}(\sqrt {5}-\sqrt {3})}{\sqrt {5}-\sqrt {3}}-\dfrac{\sqrt {2}-1}{(\sqrt {2}+1)(\sqrt {2}-1)}$

   $=\sqrt {2}-\dfrac{\sqrt {2}-1}{2-1}$

   $=\sqrt {2}-(\sqrt {2}-1)$

   $=\sqrt {2}-\sqrt {2}+1$

   $=1$

Vậy ${{B=1}}$.

Bài 2.

1) Giải hệ phương trình đã cho khi ${m=9}$.

Với ${m=9}$ hệ phương trình trở thành \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{3x + 2y = 10}\\{2x - y = 9}\end{array}} \right.\)

\( \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{3x + 2y = 10}\\{4x - 2y = 18}\end{array} \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{7x = 28}\\{y = 2x - 9}\end{array} \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x = 4}\\{y = 2.4 - 9 =  - 1}\end{array}} \right.} \right.} \right.\)

Vậy với ${m=9}$ hệ phương trình có nghiệm ${(x, y)}$ là ${(4,-1)}$.

2) Tìm tất cả các giá trị của tham số ${m}$ để hệ phương trình có nghiệm ${(x, y)}$ thỏa mãn ${x>0, y<0}$.

Ta có: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{3x + 2y = 10}\\{2x - y = m}\end{array} \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{3x + 2y = 10}&{{\rm{ (1) }}}\\{y = 2x - m}&{{\rm{ (2) }}}\end{array}} \right.} \right.\)

Thay (2) vào (1) ta được

${3 x+2(2 x-m)=10 \Leftrightarrow 3 x+4 x-2 m=10 \Leftrightarrow 7 x=2 m+10 \Leftrightarrow x=\dfrac{2 m+10}{7}}$

Thay ${x=\dfrac{2 m+10}{7}}$ vào (2) ta được \(y = 2 \cdot \dfrac{{2m + 10}}{7} - m = \dfrac{{4m + 20}}{7} - \dfrac{{7m}}{7} = \dfrac{{20 - 3m}}{7}\)

Để ${x>0, y<0}$ khi và chỉ khi \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{\dfrac{{2m + 10}}{7} > 0}\\{\dfrac{{ - 3m + 20}}{7} < 0}\end{array} \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{2m + 10 > 0}\\{ - 3m + 20 < 0}\end{array} \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{m >  - 5}\\{m > \dfrac{{20}}{3}}\end{array} \Leftrightarrow m > \dfrac{{20}}{3}} \right.} \right.} \right.\)

Vậy $m > \dfrac{20}{3}$ thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Bài 3.

1) V đồ thị $(P)$.

Đồ thị hàm số ${y=-x^{2}}$ đi qua gốc tọa độ ${O}$, có bề lōm hướng xuống và nhận ${O y}$ làm trục đối xứng.

Bảng giá trị:

$x$

$-2$

$-1$

$0$

$1$

$2$

$y=-{{x}^{2}}$

$-4$

$-1$

$0$

$-1$

$-4$

 

${\Rightarrow}$ Parabol ${(P): y=-x^{2}}$ đi qua các điểm ${(-2 ;-4),(-1 ;-1),(0 ; 0),(1 ;-1),(2 ;-4)}$.

Đồ thị Parabol ${(P): y=-x^{2}}$ :


 

2) Tìm tọa độ các giao điểm của $(P)$ và $(d)$ bằng phép tính.

Hoành độ giao điểm của đồ thị ${(P)}$ và ${(d)}$ là nghiệm của phương trình:

$-{{x}^{2}}=5x+6\Leftrightarrow {{x}^{2}}+5x+6=0$

Ta có: ${\Delta=b^{2}-4 a c=5^{2}-4.6=1>0}$ nên phương trình có 2 nghiệm phân biệt ${\left[\begin{array}{l}x=\dfrac{-5+1}{2}=-2 \\ x=\dfrac{-5-1}{2}=-3\end{array}\right.}$.

Với ${x=-2 \Rightarrow y=-(-2)^{2}=-4}$.

Với ${x=-3 \Rightarrow y=-(-3)^{2}=-9}$.

Vậy tọa độ các giao điểm của ${(P)}$ và ${(d)}$ là ${A(-2 ;-4), B(-3 ;-9)}$.

3) Viết phương trình đường thẳng $(d')$ biết $(d')$ song song $(d)$ và $(d')$ cắt $(P)$ tại hai điểm phân biệt có hoành đô lần lượt là ${x_{1}, x_{2}}$ sao cho ${x_{1}, x_{2}=24}$.

Vì $(d')$ song song ${(d)}$ nên $(d')$ có dạng ${y=5 x+b(b \neq 6)}$ (1)

Hoành độ giao điểm của đồ thị ${(P)}$ và $(d')$ là nghiệm của phương trình:

$-{{x}^{2}}=5x+b\Leftrightarrow {{x}^{2}}+5x+b=0(*)$${}$

$(d')$ cắt ( ${P}$ ) tại hai điểm phân biệt khi và chỉ khi phương trình (* ) có 2 nghiệm phân biệt

${\Rightarrow \Delta>0 \Leftrightarrow 5^{2}-4 b>0 \Leftrightarrow b<\dfrac{25}{4}}$ (2)

Khi đó, theo hệ thức Vi-ét ta có ${{x}_{1}}.{{x}_{2}}=b\Rightarrow b=-24<\dfrac{25}{4}$, thỏa mãn (1) và (2).

Vậy phương trình đường thẳng $(d')$ cần tìm là: $(d'):y=5x-24$.

Bài 4. 

Goi chiều rộng của khu vườn là $x$ (mét; $x>0$).

Vì chiều dài gấp 3 lần chiều rộng nên chiều dài của khu vườn là $3 x(m)$.

Do lối đi xung quanh vườn (thuộc đất trong vườn) rộng $1,5 \mathrm{~m}$ nên:

Chiều dài phần đất để trồng trọt là: $3 x-1,5.2=3 x-3$ (mét)

Chiều rộng phần đất để trồng trọt là: $x-1,5.2=x-3$ (mét)

Vì diện tích vườn để trồng trọt là $4329 \mathrm{~m}^{2}$ nên ta có phương trình: $(x-3)(3 x-3)=4329$

$\Leftrightarrow(x-3)(x-1)=1443 \Leftrightarrow x^{2}-4 x+3=1443 \Leftrightarrow x^{2}-4 x-1440=0$

Ta có $\Delta^{\prime}=2^{2}+1440=1444>0$ nên phương trình có 2 nghiệm phân biệt $\left[\begin{array}{l}x_{1}=2+\sqrt{1444}=40 \quad(\mathrm{tm}) \\ x_{2}=2-\sqrt{1444}=-36(\mathrm{ktm})\end{array}\right.$

Vậy chiều rộng của khu vườn là 40 mét và chiều dài của khu vườn là 120 mét.

Bài 5.
       Cho tam giác $ABC$ vuông tại $A(AB<AC)$ nội tiếp trong đường tròn tâm $O$ . Dựng đường thẳng $d$ qua $A$ song song $BC$, đường thẳng $d'$ qua $C$ song song $BA$, gọi $D$ là giao điểm của $d$ và $d'$. Dựng $AE$ vuông góc $BD$ ($E$ nằm trên $BD$), $F$ là giao điểm của $BD$ với đường tròn $(O)$. Chứng minh:


1) Tứ giác $AECD$ nội tiếp được trong đường tròn.

Vì $\Delta ABC$ vuông tại $A$ và nội tiếp $(O)$ nên $BC$ là đường kính của $(O)$

Ta có: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{AB \bot AC}\\{CD//AB}\end{array}(gt) \Rightarrow AC \bot CD} \right.\) (từ vuông góc đến song song) $\Rightarrow \widehat{ACD}={{90}^{{}^\circ }}$.

Xét tứ giác $AECD$ có: $\widehat{AED}=\widehat{ACD}={{90}^{{}^\circ }}\Rightarrow AECD$ là tứ giác nội tiếp (Tứ giác có 2 đỉnh kề cùng nhìn một cạnh dưới các góc bằng nhau).

2) $\widehat{AOF}=2\widehat{CAE}$

Do tứ giác $AECD$ là tứ giác nội tiếp (cmt) nên  $\widehat{CAE}=\widehat{CDE}$ (hai góc nội tiếp cùng chắn $\overset\frown{CE}$).

Mà $\widehat{CDE}=\widehat{ABF}$ (so le trong) $\Rightarrow \widehat{CAE}=\widehat{ABF}$.

Mặt khác: $\widehat{AOF}=2\widehat{ABF}$ (góc ở tâm và góc nội tiếp cùng chắn $\overset\frown{AF}$) $\Rightarrow \widehat{AOF}=2\widehat{CAE}$ (đpcm).

3) Tứ giác $AECF$ là hình bình hành.

Do tứ giác $AECD$ là tứ giác nội tiếp (cmt) nên $\widehat{ACE}=\widehat{ADE}$ (hai góc nội tiếp cùng chắn $\overset\frown{AE}$).

Ta có: $\widehat{ADE}=\widehat{DBC}$ (so le trong do $AD//BC$) $\Rightarrow \widehat{ACE}=\widehat{DBC}$.

Mà $\widehat{DBC}=\widehat{FBC}=\widehat{FAC}$ (hai góc nội tiếp cùng chắn $\overset\frown{FC}$$)$$\Rightarrow \widehat{ACE}=\widehat{FAC}$.

Mà hai góc này ở vị trí so le trong nên $AF//EC$ (dhnb) $(1)$

Măt khác: $\widehat{CFE}={{90}^{{}^\circ }}$ (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn) nên $CF\bot FE$ hay $CF\bot BD$.

Mà $AE\bot BD(gt)$ nên $AE//CF$ (từ vuông góc đến song song)

Từ (1) và (2) suy ra tứ giác $AECF$là hình bình hành (tứ giác có các cặp cạnh đối song song) (đpcm).

4) $DF.DB=2.A{{B}^{2}}$

Gọi $\{T\}=AC\cap BD$.

Ta có: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{AB//CD}\\{AD//BC}\end{array}(gt) \Rightarrow ABCD} \right.\) là hình bình hành (dhnb) $\Rightarrow TA=TC,TB=TD$ và $AB=CD$ (tính chất).

Xét $\Delta DCT$ vuông tại $C$ có $CF\bot BD(\text{cmt})\Rightarrow CF\bot DT\Rightarrow CF$ là đường cao nên:

$C{{D}^{2}}=DF.DT$ (hệ thức lượng trong tam giác vuông)

$\Rightarrow 2.C{{D}^{2}}=2.DF.DT=(2.DT)\cdot DF=DB.DF.$

Mà $AB=CD$ (cmt).

Vậy $DF.DB=2A{{B}^{2}}$ (đpcm).


Đăng nhận xét Hãy là người "bình luận"

1. Nội dung bình luận đúng với chủ đề bài viết và không chứa các từ ngữ thô tục.
2. Nội dung bình luận không kèm theo các link spam.
➥ Bấm Thông báo cho tôi bên dưới khung bình luận để nhận thông báo khi admin trả lời.
➥ Nếu vi phạm một trong hai điều trên sẽ bị xóa bình luận hoặc BAN vĩnh viễn.
3. Bạn có thể Upload Ảnh bất kì để lấy link và dán vào khung bình luận và ấn xuất bản ảnh sẽ được tải lên.