ĐÁP ÁN ĐỀ THI VÀO LỚP 10 BẮC KẠN MÔN TOÁN 2021



Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Toán Bắc Kạn 2021, các bạn chú ý theo dõi.
Trích dẫn đề thi
Câu 1 (1,5 điểm)
Rút gọn các biểu thức sau:
a) ${{A=3 \sqrt {2}-\sqrt {32}+\sqrt {50}}}$
b) $B=\left( \dfrac{1}{\sqrt {x}-2}-\dfrac{\sqrt {x}}{x-4} \right)\colon \dfrac{1}{\sqrt {x}+2}$ (với ${{x \geq 0, x \neq 4)}}$
Câu 3 (1,5 điểm):
a) Vẽ đồ thị các hàm số ${{y=2 x^2}}$ và đường thẳng ${{y=-x+2}}$ trên cùng măt phẳng tọa độ ${{O x y}}$.
b) Tìm $ a,b$ để đường thẳng ${{(d^{\prime})\colon y=a x+b}}$ đi qua điểm ${{M(1 ; 2)}}$ và song song với đường thẳng

HƯỚNG DẪN GIẢI 

Câu 1 (1,5 điểm)

Rút gọn các biểu thức sau:

a) ${{A=3 \sqrt {2}-\sqrt {32}+\sqrt {50}}}$

Ta có

$A=3 \sqrt {2}-\sqrt {32}+\sqrt {50}$

$=3 \sqrt {2}-\sqrt {16\cdot 2}+\sqrt {25\cdot 2}$

$=3 \sqrt {2}-4 \sqrt {2}+5 \sqrt {2}$

$=(3-4+5) \sqrt {2} $

$=4 \sqrt {2}$

Vậy ${{A=4 \sqrt {2}}}$.

b) $B=\left( \dfrac{1}{\sqrt {x}-2}-\dfrac{\sqrt {x}}{x-4} \right)\colon \dfrac{1}{\sqrt {x}+2}$ (với ${{x \geq 0, x \neq 4)}}$

Với ${{x \geq 0, x \neq 4}}$, ta có:

$B=\left( \dfrac{1}{\sqrt {x}-2}-\dfrac{\sqrt {x}}{x-4} \right)\colon \dfrac{1}{\sqrt {x}+2}$

$=\dfrac{\sqrt {x}+2-\sqrt {x}}{(\sqrt {x}+2)(\sqrt {x}-2)}\colon \dfrac{1}{\sqrt {x}+2}$

${{=\dfrac{2}{(\sqrt {x}+2)(\sqrt {x}-2)} \cdot(\sqrt {x}+2)}}$

${{=\dfrac{2}{\sqrt {x}-2}}}$

Vậy ${{B=\dfrac{2}{\sqrt {x}-2}}}$, với ${{x \geq 0, x \neq 4}}$.}

 Câu 2 (2,5 điểm):

a) Giải các phương trình sau

1) ${{2 x-4=0}}$

${{2 x-4=0 \Leftrightarrow 2 x=4 \Leftrightarrow x=2}}$.

Vậy phương trình có nghiệm ${{x=2}}$.

2) ${{x^4-x^2-12=0}}$

Đặt ${{t=x^2(t \geq 0)}}$

Khi đó phương trình trở thành: ${{t^2-t-12=0}}$.

Ta có: ${{\Delta=(-1)^2-4 \cdot (-12)=49=7^2>0}}$ nên phương trình có 2 nghiệm phân biệt \(\left[ {\begin{array}{*{20}{l}}{t = \dfrac{{1 + 7}}{2} = 4(tm)}\\{t = \dfrac{{1 - 7}}{2} =  - 3(ktm)}\end{array}} \right.\)

Với ${{t=4}}$ ta có \({x^2} = 4 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}{x = 2}\\{x =  - 2}\end{array}} \right.\)

Vậy tập nghiệm của phương trình là ${{S=\{-2 ; 2\}}}$.

b) Giải hệ phương trình \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{2x + y = 3}\\{x - 2y = 4}\end{array}} \right.\)

Ta có:

\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{2x + y = 3}\\{x - 2y = 4}\end{array} \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{2x + y = 3}\\{2x - 4y = 8}\end{array} \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{5y =  - 5}\\{x = 2y + 4}\end{array} \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{y =  - 1}\\{x = 2}\end{array} \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x = 2}\\{y =  - 1}\end{array}} \right.} \right.} \right.} \right.} \right.\)

Vậy hệ phương trình đã cho có nghiệm ${{(x ; y)=(2 ;-1)}}$.

c) Một người đi xe máy từ huyên Ngân Sơn đến huyện Chợ Mới cách nhau ${{100 ~km \cdot }}$ Khi về người đó tăng vận tốc thêm ${{10 ~km / h}}$ so với lúc đi, do dó thời gian về ít hơn thời gian đi là $30$ phút. Tính vận tốc đi của xe máy.

Gọi vận tốc lúc đi của xe máy là $ x(~km/h)$ (ĐK: ${{x>0}}$)

Lúc đi, xe máy đi hết ${{\dfrac{100}{x}}}$ (giờ)

Vận tốc lúc về của xe máy là ${{x+10(~km / h)}}$

Lúc về, xe máy đi hết ${{\dfrac{100}{x+10}}}$ (giờ)

Do lúc về xe máy tăng tốc nên thời gian về ít hơn so với thời gian đi là $30$ phút ${{=\dfrac{1}{2} h}}$ nên ta có phương trình

${{\dfrac{100}{x}-\dfrac{100}{x+10}=\dfrac{1}{2}}}$

${{\Leftrightarrow 200(x+10)-200 x=x(x+10)}}$

${{\Leftrightarrow 200 x+2000-200 x=x^2+10 x}}$

${{\Leftrightarrow x^2+10 x-2000=0}}$

Ta có ${{\Delta^{\prime}=5^2+2000=2025=45^2>0}}$ nên phương trình có 2 nghiệm phân biệt \(\left[ {\begin{array}{*{20}{l}}{x = \dfrac{{ - 5 + 45}}{1} = 40(tm)}\\{x = \dfrac{{ - 5 - 45}}{1} =  - 50(ktm)}\end{array}} \right.\)

Vậy vận tốc lúc đi của xe máy là ${{40 ~km / h}}$.}

Câu 3 (1,5 điểm):

a) Vẽ đồ thị các hàm số ${{y=2 x^2}}$ và đường thẳng ${{y=-x+2}}$ trên cùng măt phẳng tọa độ ${{O x y}}$.

+) Đồ thị hàm số ${{y=2 x^2}}$.

Đồ thị hàm số ${{y=2 x^2}}$ có hệ số ${{a=2>0}}$ nên có bề lõm hướng lên, đồng biến khi ${{x>0}}$, nghịch biến khi ${{x<0}}$ và nhận ${{O y}}$ làm trục đối xứng.

Ta có bảng giá trị sau:

${{x}}$

${{-2}}$

${{-1}}$

$0$

$1$

$2$

${{y=2 x^2}}$

$8$

$2$

$0$

$2$

$8$

 ${{\Rightarrow y=2 x^2}}$ là đường cong đi qua các điểm ${{(-2 ; 8) ;(-1 ; 2) ;(0 ; 0) ;(1 ; 2) ;(2 ; 8)}}$.

+) Đường thẳng ${{y=-x+2}}$

Ta có bảng giá trị sau:

${{x}}$

$0$

$2$

$ y=-x+2$

$2$

$0$

${{\Rightarrow y=-x+2}}$ là đường thẳng đi qua các điểm ${{(0 ; 2) ;(2 ; 0)}}$.

+) Vẽ đồ thị hàm số ${{y=2 x^2}}$ và đường thẳng ${{y=-x+2}}$ trên cùng mặt phẳng tọa độ ${{O x y}}$.




b) Tìm $ a,b$ để đường thẳng ${{(d^{\prime})\colon y=a x+b}}$ đi qua điểm ${{M(1 ; 2)}}$ và song song với đường thẳng ${{(d)\colon y=-x+2}}$.

Để $ d'//d$ thì \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{a =  - 1}\\{b \ne 2}\end{array} \Rightarrow } \right.\) Phương trình đường thẳng ${{(d^{\prime})}}$ có dạng: ${{(d^{\prime})\colon y=-x+b}}$.

Lại có ${{M(1 ; 2) \in(d^{\prime})}}$ nên thay tọa độ điểm ${{M}}$ vào phương trình đường thẳng ${{(d^{\prime})}}$ ta có: \(2 =  - 1 + b \Leftrightarrow b = 3(tm)\)

Vậy ${{a=-1, b=3}}$.

Câu 4 (1,5 điểm):

Cho phương trình ${{x^2-2(m+1) x+m^2+4=0(1)}}$ (với ${{m}}$ là tham số)

a) Giải phương trình ${{(1)}}$ khi ${{m=2}}$.

Khi ${{m=2}}$ phương trình (1) trở thành: ${{x^2-6 x+8=0}}$.

Ta có ${{\Delta^{\prime}=3^2-8=1>0}}$ nên phương trình có hai nghiệm phân biệt \(\left[ {\begin{array}{*{20}{l}}{x = 3 + 1 = 4}\\{x = 3 - 1 = 2}\end{array}} \right.\).

Vậy khi ${{m=2}}$ thì phương trình có tập nghiệm ${{S=\{2 ; 4\}}}$.

b) Tìm giá trị của ${{m}}$ để phương trình ${{(1)}}$ có hai nghiệm phân biệt ${{x_1, x_2}}$ thỏa mãn ${{x_1^2+2(m+1) x_2 \leq 2 m^2+20}}$

Phương trình (1) có hai nghiệm phân biệt khi và chỉ khi

${{\Delta^{\prime}>0 \Leftrightarrow(m+1)^2-m^2-4>0}}$

${{\Leftrightarrow m^2+2 m+1-m^2-4>0}}$

${{\Leftrightarrow 2 m-3>0}}$

${{\Leftrightarrow m>\dfrac{3}{2}(*)}}$

Khi đó áp dụng định lí Vi-ét ta có: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{x_1} + {x_2} = 2(m + 1)}\\{{x_1}{x_2} = {m^2} + 4}\end{array}} \right.\)

Vì ${{x_2}}$ là nghiệm của phương trình (1) nên ta có ${{x_2^2-2(m+1) x^2+m^2+4=0 \Leftrightarrow 2(m+1) x^2=x_2^2+m^2+4}}$.

Khi đó ta có:

${{x_1^2+2(m+1) x_2 \leq 2 m^2+20}}$

${{\Leftrightarrow x_1^2+x_2^2+m^2+4 \leq 2 m^2+20}}$

${{\Leftrightarrow x_1^2+x_2^2 \leq m^2+16}}$

${{\Leftrightarrow(x_1+x_2)^2-2 x_1 x_2 \leq m^2+16}}$

${{\Leftrightarrow 4(m+1)^2-2(m^2+4) \leq m^2+16}}$

${{\Leftrightarrow 4 m^2+8 m+4-2 m^2-8-m^2-16 \leq 0}}$

${{\Leftrightarrow m^2+8 m-20 \leq 0}}$

${{\Leftrightarrow m^2+10 m-2 m-20 \leq 0}}$

${{\Leftrightarrow m(m+10)-2(m+10) \leq 0}}$

${{\Leftrightarrow(m+10)(m-2) \leq 0}}$

TH1: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{m + 10 \ge 0}\\{m - 2 \le 0}\end{array} \Leftrightarrow  - 10 \le m \le 2} \right.\)

TH2: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{m + 10 \le 0}\\{m - 2 \ge 0}\end{array} \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{m \le  - 10}\\{m \ge 2}\end{array} \Rightarrow m \in \emptyset } \right.} \right.\)

Suy ra ${{-10 \leq m \leq 2}}$. Kết hợp với điều kiện (*) ta có ${{\dfrac{3}{2}<m \leq 2}}$.

Vậy ${{\dfrac{3}{2}<m \leq 2}}$.}

Câu 5 (3,0 điểm):

Cho tam giác ${{ B C}}$ có ba góc nhon nội tiếp đường tròn tâm ${{O}}$. Các đường cao ${{A

D, B E, C F}}$ của tam giác ${{ B C}}$ cắt nhau tại ${{H \cdot }}$




a) Chứng minh các tứ giác $AEHF$, $BFEC$ nội tiếp đường tròn.

Xét tứ giác ${{ E H F}}$ có ${{\widehat{AEH}+\widehat{AFH}=90\circ+90\circ=180\circ}}$ nên ${{ E H F}}$ là tứ giác nội tiếp (tứ giác có tổng hai góc đối bằng ${{180\circ}}$).

Xét tứ giác ${{ F E C}}$ có: ${{\widehat{BFC}=\widehat{BEC}+90\circ \Rightarrow B F E C}}$ là tứ giác nội tiếp (tứ giác có hai đỉnh kề cùng nhình một cạnh dưới các góc bằng nhau).

b) Đường thẳng ${{AO}}$ cắt đường tròn tâm ${{O}}$ tại điểm ${{K}}$ khác điểm ${{A}}$. Gọi ${{I}}$ là giao điểm của hai đường thẳng $HK$ và $BC$. Chứng minh ${{I}}$ là trung điểm của đoạn thẳng ${{ C}}$.

Ta có ${{\widehat{ABK}=90\circ}}$ (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn) ${{\Rightarrow A B \perp B K}}$.

Mà ${{ H \perp A B(g t)}}$

${{\Rightarrow C H / / B K}}$ (từ vuông góc đến song song)

Chứng minh tương tự ta có: ${{ H / / C K}}$.

${{\Rightarrow B H C K}}$ là hình bình hành (tứ giác có các cặp cạnh đối song song).

${{\Rightarrow}}$ Hai đường chéo ${{ C}}$ và ${{H K}}$ cắt nhau tại trung điểm mỗi đường.

Mà ${{I=H K \cap B C(g t)}}$.

Vậy ${{I}}$ cũng là trung điểm của ${{ C}}$ (đpcm).

c) Tính $\dfrac{AH}{AD}+\dfrac{BH}{BE}+\dfrac{CH}{CF}$.

Đặt ${{P=\dfrac{ H}{ D}+\dfrac{ H}{ E}+\dfrac{ H}{ F}}}$

$ \Rightarrow P=1-\dfrac{HD}{AD}+1-\dfrac{HE}{BE}+1-\dfrac{HF}{CF} $

$ \Rightarrow P=3-( \dfrac{HD}{AD}+\dfrac{HE}{BE}+\dfrac{HF}{CF} ) $

Ta có: $\dfrac{HD}{AD}=\dfrac{\dfrac{1}{2}HD\cdot BC}{\dfrac{1}{2}AD\cdot BC}=\dfrac{{S_{\triangle ABC}}}{{S_{AABC}}}$

Chứng minh tương tự ta có: $\dfrac{HE}{BE}=\dfrac{{S_{\text{AHAC }}}}{{S_{\triangle ABC}}},\dfrac{HF}{CF}=\dfrac{{S_{AHAB}}}{{S_{\triangle ABC}}}$

$\Rightarrow \dfrac{HD}{AD}+\dfrac{HE}{BE}+\dfrac{HF}{CF}$

$=\dfrac{{S_{AHBC}}}{{S_{\triangle ABC}}}+\dfrac{{S_{AHAC}}}{{S_{ABC}}}+\dfrac{{S_{AHAB}}}{{S_{AABC}}}$

$=\dfrac{{S_{AHBC}}+{S_{\triangle HAC}}+{S_{AHAB}}}{{S_{ABC}}}$

$=\dfrac{{S_{ABC}}}{{S_{\Delta BC}}}=1$

Vậy $P=\dfrac{AH}{AD}+\dfrac{BH}{BE}+\dfrac{CH}{CF}=3-1=2$


Đăng nhận xét Hãy là người "bình luận"

1. Nội dung bình luận đúng với chủ đề bài viết và không chứa các từ ngữ thô tục.
2. Nội dung bình luận không kèm theo các link spam.
➥ Bấm Thông báo cho tôi bên dưới khung bình luận để nhận thông báo khi admin trả lời.
➥ Nếu vi phạm một trong hai điều trên sẽ bị xóa bình luận hoặc BAN vĩnh viễn.
3. Bạn có thể Upload Ảnh bất kì để lấy link và dán vào khung bình luận và ấn xuất bản ảnh sẽ được tải lên.